Thị trường dần trở nên bão hoà khi xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server/VPS.
Câu hỏi đặt ra: “Làm thế nào để chọn cho mình một nhà cung cấp phù hợp, xứng đáng để bạn trao gửi niềm tin trên chặng đường phát triển của doanh nghiệp hay chính bạn?”
Có rất nhiều câu hỏi bạn có thể đặt ra cho những nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng, nhưng với 10 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn có một bức tranh toàn cảnh hơn để xác định rằng liệu đây có phải nhà cung cấp dịch vụ bạn nên chọn đăng ký hay không.
1. Tính chủ động của dịch vụ như thế nào?
Bỗng một ngày đẹp trời dịch vụ của bạn bị treo không truy cập được, dịch vụ của bạn bị nhiễm mã độc cần restore lại các bản backup trước đó, cần cài lại hệ điều hành hoặc đơn cử bạn muốn theo dõi tài nguyên bạn đang sử dụng để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp. Thay vì phải gửi yêu cầu hỗ trợ hay gọi lên hotline rồi yêu cầu xác nhận danh tính, bạn có thể làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ xem các bên có hỗ trợ sẵn các công cụ đó để bạn có thể tự thao tác được không. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
2. Nếu phần cứng bị lỗi thì bao lâu hệ thống sẽ hoạt động trở lại?
Để xây dựng một thống ảo hóa cần xây dựng trên hệ thống các phần cứng liên kết với nhau. Qua thời gian sử dụng các phần cứng có thể bị lỗi hoặc gặp các vấn đề cần được thay thế ngay lập tức sẽ khiến các dịch vụ đang chạy trên cụm ảo hóa bị gián đoạn. Thay vì phải chờ đợi cho việc thay thế đó khiến dịch vụ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của bạn. Bạn có thể làm việc với các nhà cung cấp hệ thống hoạt động ra sao và có giải pháp cho các trường hợp phần cứng khi gặp sự cố hay không.
3. Hệ thống quản lý High Availability hoạt động như thế nào?
Nhiều nhà cung cấp nói rằng hệ thống của chúng tôi hoạt động luôn có một server dự phòng đảm bảo khi có bất kì thành phần nào của hệ thống gặp sự cố thì hệ thống vẫn hoạt động và không bị gián đoạn. Vậy bạn có đặt ra câu hỏi, trong trường hợp đồng thời cả server chính và server dự phòng cùng lỗi thì sao?
Việc chỉ tạo ra hệ thống backup thực chất không giải quyết được vấn đề High Availability. Cần có một cơ chế tự động phát hiện lỗi và thực thi hành động phù hợp khi mà một trong những thành phần của hệ thống gặp sự cố.
4. Đảm bảo thời gian uptime bao nhiêu? Và có chính sách đền bù rõ ràng không?
Thời gian hoạt động là rất quan trọng, nhưng bạn muốn một con số đầy đủ trung bình một tháng để xem thời gian hoạt động của nó thực sự là bao lâu. Hãy tìm một công ty với thời gian cam kết hoạt động là trên 99,9%.
Mỗi nhà cung cấp đều sẽ đưa ra tỉ lệ cam kết uptime theo quy định, tuy nhiên họ có chính sách bồi thường rõ ràng nếu dịch vụ không đúng cam kết không? Điều này luôn phải được làm sáng tỏ ngay từ đầu.
5. Dữ liệu VPS được lưu trữ ở đâu? Cơ chế lưu trữ như thế nào?
Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ ở đâu? Việc lưu trữ đó có an toàn với dữ liệu của bạn khi có các sự cố về ổ cứng xảy ra?
Nhiều nhà cung cấp cam kết với bạn là hỗ trợ backup hàng tuần, nhưng trong trường hợp ổ cứng bị lỗi trước ngày backup định kỳ 1 ngày, vậy dữ liệu 6 ngày trước đó của bạn sẽ ra sao? Bạn cần tìm những nhà cung cấp mà họ đảm bảo với bạn rằng cho dù trong trường hợp xấu nhất là cho dù ổ cứng gặp vấn đề nghiêm trọng thì dữ liệu của bạn vẫn được an toàn.
6. Nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ ảo hóa nào? Nếu là VMware thì có bản quyền không?
Đã bao giờ bạn tìm hiểu xem liệu nhà cung cấp mình đang sử dụng hoặc chuẩn bị lựa chọn đang sử dụng công nghệ ảo hóa nào chưa?
Hiện tại có 4 công nghệ ảo hóa phổ biến nhất hiện nay là: OpenVZ, VMWare, KVM, XEN.v.v. Mỗi công nghệ ảo hóa đều có thế mạnh riêng để trở lên phổ biến hơn. Có những công cụ là mã nguồn mở giúp các nhà cung cấp có thể tùy chỉnh và phát triển. Có những công cụ phải sử dụng bản quyền và yêu cầu hỗ trợ từ hãng.
VMware là 1 công cụ ảo hóa rất tốt thường được các công ty lớn sử dụng như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.v.v. nhưng ít được sử dụng cho thương mại cho thị trường hiện nay vì chi phí bản quyền khá cao. Nếu bạn đang dùng nhà cung cấp sử dụng ảo hóa này hãy đảm bảo rằng hệ thống có bản quyền đầy đủ tránh các trường hợp không đáng có xảy ra.
7. Nhà cung cấp có đa dạng về Datacenter không?
Việc Datacenter gặp sự cố bất khả kháng như thiên tai, bão lũ, mất điện.v.v. thường rất khó xảy ra, nhưng không thể loại bỏ việc này được. Ngoài ra bạn cũng cần xem xét khách hàng của bạn truy cập website của bạn đến từ đâu? Ở khu vực, quốc gia nào? mà lựa chọn máy chủ đặt cho phù hợp. Nên lựa chọn nhà cung cấp có nhiều datacenter (cả trong và ngoài nước) sẽ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn, và cũng giúp bạn có kế hoạch nếu có bất kì sự cố ở 1 datacenter nào đó.
8. Có thể mở rộng, nâng cấp dịch vụ không?
Chắc chắn một điều rằng, theo thời gian việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển, bạn sẽ cần phải mở rộng tài nguyên gói dịch vụ của mình. Hãy tìm hiểu rằng, việc nâng cấp sẽ được thực hiện như thế nào? Có làm gián đoạn dịch vụ của bạn không?. Việc nâng cấp có được thực hiện tự động? Và thời gian xử lý là bao lâu?.Chi phí phát sinh như thế nào?. Cấu hình tối đa có thể nâng cấp là bao nhiêu?
Những điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt, nhưng khi bạn điều hành một website kinh doanh trực tuyến, thì từng chi tiết nhỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian dùng làm việc khác hơn thay vì ngồi cả ngày chỉ để mua một dịch vụ không vừa ý.
9. Mức độ bảo mật và sao lưu dữ liệu như thế nào khi bạn mua VPS, Cloud VPS?
Hãy tìm một nhà cung cấp có chính sách, hệ thống backup và bạn có thể theo dõi được các file backup đó để đảm bảo dữ liệu của bạn luôn được an toàn.
10. Nhà cung cấp có hỗ trợ dùng thử miễn phí hay không?
Hãy lựa chọn nhà cung cấp có hỗ trợ dùng thử miễn phí để trải nghiệm và đánh giá chất lượng dịch vụ trước khi đưa ra quyết định thanh toán chính thức. Hãy thật tỉnh táo xem xét chất lượng dịch vụ trong thời gian này.
Nội Dung